NEOWEB/ GEOCELL BẢO VỆ MÁI DỐC, MÁI ĐÊ, KÊNH MƯƠNG

I. Tổng quan

Công nghệ vật liệu Neoweb/ Geocell  là hệ thống ô ngăn hình mạng, dạng tổ ong được đục lỗ và tạo nhám giúp tăng cường ổn dịnh và gia cố kết cấu trong xây dựng.Hệ thống Neoweb được tạo thành từ những tấm Nano Composite Polymeric Alloy Neoloy / HDPE có cùng chiều cao, liền kề và liên tục. Chúng được hàn nhiệt với nhau theo những khoảng cách nhất định. Các tấm này khi kéo ra sẽ tạo thành các ô có kích thước bằng nhau. Hệ thống các ô ngăn kết hợp với vật liệu chèn lấp tạo thành một kết cấu liên hợp, với các đặc tính cơ – lý địa kỹ thuật được tăng cường.

Vật liệu sản xuất Neoweb/ Geocell thân thiện và an toàn với môi trường, Thi công đơn giản và không đòi hỏi nhiều thiết bị máy móc phức tạp. Vật liệu chèn lấp trong kết cấu Neoweb/ Geocell rất linh hoạt, phụ thuộc vào các yêu cầu kỹ thuật của công trình, có thể sử dụng ngay vật liệu tại chỗ

Công nghệ vật liệu Neoweb/ Geocell  đã được ứng dụng thành công tại nhiều nước như: Mỹ, Isarel, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc. Nhờ tính ưu việt của mình mà Neoweb ngày càng được sử dụng phổ biến hơn trong nhiều công trình cần gia cố nền, đất như: bảo vệ kênh, mương, hồ chứa nước, đường giao thông, mái taluy, đê, đập, tường chắn đất,…

 

II. Ứng dụng Neoweb/ Geocell vào gia cố bảo vệ mái dốc, mái đê, kênh mương, hồ chứa nước

  1. Gia cố mái Taluy đường

Mái Taluy (mái dốc) là một thuật ngữ chuyên ngành xây dựng, được dùng để chỉ những khu vực sườn dốc, mái dốc, dốc nghiên so với bề mặt đường. Nơi địa hình phức tạp, rất dễ xảy ra các vấn đề sụt lún, sạt lở.

Xử lý,gia cố taluy là một trong những phần quan trọng trong xây dựng cầu đường, đèo, đê, đập tại các vùng địa chất đặc biệt như gần núi, biển, sông… Có sự ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, sự an toàn và tuổi thọ của công trình.

Có nhiều biện pháp thi công gia cố mái taluy như dùng đá hộc, bê tông và cần phải khai thác, vận chuyển nguyên liệu từ xa đến. Khi xây bờ kè, phải đào đắp nên thải một lượng lớn đất xuống sông, làm thay đổi dòng chảy, gây trầm trọng thêm vấn đề thiên tai. Hoặc sử dụng biện pháp bê tông mảng phủ lên lõi đất cát, rất dễ gãy vỡ khi có xói lở ngầm.

Công  nghệ Ô địa kỹ thuật Neoweb/ Geocell được ứng dụng phổ biến tại rất nhiều nước phát triển, bởi Neoweb sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội khi thi công mái :

  • Tối ưu giải pháp xây dựng mái :Thi công đơn giản, vật liệu dễ gia công lắp đặt, gọn nhẹ, mang lại hiệu quả lớn khi thi công các công trình có mái dốc lớn, độ bền công trình cao , không bị ảnh hưởng bởi thời tiết
  • Giải quyết bài toán kinh tế: giảm 10-20% so với dùng Bê tong lắp ghép, tiết kiệm chi phí nhân công, máy móc, công nghệ, sử dụng vật liệu tại chỗ
  • Thân thiện môi trường: Tiết kiệm 60% lượng khí thải carbon (CO2) do sử dụng ít máy móc trong quá trình thi công.Tiết kiệm lượng vật liệu hóa thạch giúp bảo vệ tài nguyên.Có thể sử dụng một số giải pháp trồng cỏ giúp tạo nên môi trường “XANH” xung quanh công trình.

Kết cấu phần mái neoweb chèn đất trồng cỏ:

  • Lớp vật liệu chèn vào ô ngăn neoweb là lớp đất màu chiều dày từ 10-12cm đảm bảo cỏ sinh trưởng và phát triển
  • Neoclip: dùng kết hợp với cọc sắt bằng thép D10 – D12 có chiều dài trung bình 50cm dùng để cố định các tấm neoweb trên bề mặt mái dốc. Tùy theo một số trường hợp có thể sử dụng kết hợp với dây chằng để thay thế cọc neo nếu phía dưới là màng chống thấm.
  • Lớp neoweb: sẽ được lựa chọn căn cứ theo độ dốc của mái, chiều dài mái, vận tốc của dòng chảy. Dưới đây là một số gợi ý lựa chọn neoweb

Kết cấu thông thường khi gia cố mái dốc với độ dốc m=0.75-1.0 (Từ trên xuống dưới)

  • Neoweb 356-100, h=10 cm, kích thước ô ngăn neoweb 22x26cm, chèn đất màu trồng cỏ, dày 12cm hoặc sử dụng Neoweb cải tiến 356-150, chèn đất màu trồng cỏ dày 17cm. Sử dụng cọc neo thép fi10, fi12 để cố định trong quá trình căng kéo, với mật độ 1.0-1.25 cọc/m2.
  • Vải địa kỹ thuật
  • Đất nền.

Kết cấu thông thường khi gia cố mái dốc với độ dốc m=1.5-1.75 (Từ trên xuống dưới)

  • Neoweb 445-100, h=10cm, kích thước ô ngăn neoweb 29×34 cm, chèn đất trồng cỏ dày 10cm. Sử dụng cọc neo thép fi10, fi12 để cố định trong quá trình căng kéo, với mật độ 1.0-1.25 cọc/m2.
  • Vải địa kỹ thuật.
  • Đất nền.

       

Neoweb gia cố bảo vệ mái đập, đê dẫn nước

Thông thường mái đập, hồ chứa nước thường mái có độ dốc lớn m=2-3.0 nên thường lựa chọn loại neoweb có kích thước ô ngăn lớn để tiết kiệm vật liệu và chi phí xây lắp.

  • Neoweb 660-100, h=10 cm, kích thước ô ngăn neoweb 48x50cm, chèn đất trồng cỏ, dày 12cm. Sử dụng cọc neo thép fi10, fi12 để cố định trong quá trình căng kéo, với mật độ 0.5-0.8 cọc/m2.
  • Vải địa kỹ thuật.
  • Đất nền.
  1. Gia cố bảo về kênh mương

Neoweb được sử dụng để gia cố bảo vệ mái bờ kênh mương, hồ chứa nước để thay thế cho giải pháp đổ bê tông tại chỗ, giải pháp tấm BTXM lắp ghép hay các giải pháp ván khuôn trượt hiện nay đang được sử dụng.

 

Neoweb khi áp dụng gia cố mái kênh mương và hồ chứa nước sẽ có các  dạng áp dụng chính như sau:

a. Neoweb chỉ ốp gia cố bảo vệ mái kênh.

Kết cấu phần mái đổ bê tông:

  • Lớp vật liệu chèn vào ô ngăn neoweb thường sử dụng là bê tông xi măng, đá dăm hoặc có sự kết hợp giữa bê tông và chèn đất ở phần trên mực nước cao nhất để tạo cảnh quan.
  • Neoclip: dùng kết hợp với cọc sắt bằng thép D10 – D12 có chiều dài trung bình 50cm dùng để cố định các tấm neoweb trên bề mặt mái dốc. Tùy theo một số trường hợp có thể sử dụng kết hợp với dây chằng để thay thế cọc neo nếu phía dưới là màng chống thấm.
  • Lớp neoweb: sẽ được lựa chọn căn cứ theo độ dốc của mái, chiều dài mái, vận tốc của dòng chảy. Dưới đây là một số gợi ý lựa chọn neoweb

Kết cấu thông thường khi gia cố mái kênh với độ dốc m=1.5 (Từ trên xuống dưới)

  • Neoweb 445-75, h=7,5 cm, kích thước ô ngăn neoweb 29x34cm, chèn bê tông M200, đá 1×2, dày 10cm. Sử dụng cọc neo thép fi10, fi12 để cố định trong quá trình căng kéo, với mật độ 1.0-1.25 cọc/m2.
  • Bạt xác rắn.
  • Đất nền.

Kết cấu thông thường khi gia cố mái kênh với độ dốc m=1.0 (Từ trên xuống dưới)

  • Neoweb 356-75, h=7.5cm, kích thước ô ngăn neoweb 22×26 cm, chèn bê tông M200, đá 1×2, dày 10cm. Sử dụng cọc neo thép fi10, fi12 để cố định trong quá trình căng kéo, với mật độ 1.0-1.25 cọc/m2. Kích thước khoang đổ bê tông là 5,20m một khoang tương ứng với 2 tấm neoweb sau khi ghim nối.
  • Bạt xác rắn.
  • Đất nền.

b. Neoweb gia cố bảo vệ cả đáy và mái kênh

Đối với trường hợp neoweb gia cố đổ bê tông cả đáy và mái kênh thường được sử dụng cho các kênh tưới, các hồ xử lý nước trong các khu công nghiệp, khu đô thị.

Việc lựa chọn giải pháp kỹ thuật cũng được thực hiện tương tự như đối với trường hợp chỉ gia cố mái kênh bên trên.

Dưới đây là thiết kế điển hình có thể tham khảo.

Kết cấu thông thường khi gia cố mái kênh với độ dốc m=1.5 (Từ trên xuống dưới)

  • Neoweb 445-75, h=7,5 cm, kích thước ô ngăn neoweb 29x34cm, chèn bê tông M200, đá 1×2, dày 10cm. Sử dụng cọc neo thép fi10, fi12 để cố định trong quá trình căng kéo, với mật độ 1.0-1.25 cọc/m2. Kích thước khoang đổ bê tông là 5,50m một khoang tương ứng với 2 tấm neoweb sau khi ghim nối.
  • Phần đáy kênh chỉ cần đóng các cọc thi công giúp ô neoweb đạt kích thước theo tiêu chuẩn mà không cần đóng các cọc cố định
  • Bạt xác rắn.
  • Đất nền.

Kết cấu phần mái đổ bê tông:

  • Neoweb 445-75, h=7,5 cm, kích thước ô ngăn neoweb 29x34cm, chèn bê tông M200, đá 1×2, dày 10cm. Sử dụng cọc neo thép fi10, fi12 để cố định trong quá trình căng kéo, với mật độ 1.0-1.25 cọc/m2. Kích thước khoang đổ bê tông là 5,50m một khoang tương ứng với 2 tấm neoweb sau khi ghim nối
  • Bạt xác rắn
  • Đất nền.
  • Lớp bạt lót nền đổ bê tông: thường sử dụng bạt dứa hoặc tấm linon dùng để chống mất nước trong quá trình đổ bê tông

Kết cấu phần mái trồng cỏ:

  • Neoweb 445-100, h=100 cm, kích thước ô ngăn neoweb 29x34cm, chèn đất trồng cỏ, dày 10cm.
  • Cọc neo thép fi10, fi12 chiều dài từ 40 – 50 cm với mật độ trung bình 1 cọc/m2 để ghim tấm neoweb ổn định trên mái.

c. Trường hợp gia cố bảo vệ mái kênh có độ dốc đứng

Đối với một số trường hợp đặc biệt như trong các khu đô thị, diện tích mở mái bị hạn chế thì giải pháp neoweb kết hợp tường chắn đất được lựa chọn với các ưu điểm như có thể thi công được ở độ dốc lớn, phạm vi thi công chật hẹp, có thể kết hợp trồng cỏ trên mái kênh để tạo cảnh quan

Kết cấu thường được sử dụng là:

  • Sử dụng neoweb có kích thước ô ngăn lớn: 660-200 kích thước ô ngăn 42 x50cm xếp chồng từng lớp lên nhau.
  • Hàng ô ngoài cùng có thể đổ bê tông hoặc chèn đá dăm. Các hàng ô bên trong có thể chèn đất hoặc đá dăm
  • Móng tường có chiều rộng tối thiểu D≥0.7h (h chiều cao tường chắn).
  • Đối với phần mái phía trên có thể sử dụng các loại neoweb có chiều cao ô ngăn từ 7.5 – 10cm chèn đất trồng cỏ giúp tạo cảnh quan chung cho công trình.

d. Ưu- Nhược điểm của thi công Neoweb/ Geocell

Ưu điểm

  • Giảm được 10 – 20% chiều dày bê tông so với giải pháp bê tông cốt thép tại chỗ.
  • Tiết kiệm đến 98% lượng thép sử dụng.
  • Tối ưu thời gian tới 40% so với phương pháp thông thường.

Nhược điểm

  • Không áp dụng được cho kênh hình chữ nhật.
  • Kết cấu neoweb chèn bê tông chịu lực uốn kém hơn so với kết cấu bê tông cốt thép.

III. So sánh tính hiệu quả

1. So sánh giữa thi công Neoweb và Bê tông cốt thép

Lấy nền tảng là một công trình kênh thủy lợi yêu cầu cao về tính ổn đinh, có độ bền trên 30 năm. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu các yêu cầu về kết cấu của từng giải pháp. Từ đó đưa ra kết luận về sự chênh lệch về chi phí.

Kết cấu gia cố Neoweb

  • Neoweb 445-75, kích thước ô ngăn 29x34cm, cao 7.5cm
  • BTXM M200 dày 10cm.

Phương pháp bê tông tại chỗ yêu cầu kết cấu phải đạt là:

  • BT lót M100 dày 5cm
  • Bê tông cốt thép M200 dày 15cm, tấm 5x5m.

Công tác dự toán cho thấy giải pháp Neoweb giúp tiết kiệm một lượng lớn thép so với phương pháp truyền thống. Hơn thế chi phí cho máy móc và nhân công của phương pháp truyền thống khá cao. Khiến giải pháp này trở nên thiếu hiệu quả so với việc áp dụng công nghệ Neoweb mới.

2. So sánh giữa thi công Neoweb và Bê tông lắp ghép

Tương tự, với cùng yêu cầu về chất lượng công trình, khi sử dụng giải pháp bê tông lắp ghép thì phần kết cấu cần là:

  • Tấm BTCT đúc sẵn, M200 dày 10cm;
  • Các tấm BTCT lắp ghép bên trong khung dầm BTCT gồm dầm dọc 30×40;
  • BT lót dày 10cm.

Trong khi đó, nếu sử dụng Neoweb thì yêu cầu kết cấu là:

  • Lót đáy bằng lớp Bạt, nilon, vải địa kỹ thuật.
  • Neoweb 356-75 loại A chèn BTXM M200 dày 9cm.
  • Cọc neo thép xây dựng D10, L=50cm, sơn chống rỉ và mật độ trung bình 1cọc/m2 để ghim giữ Neoweb vào nền đất;

Kết quả so sánh, phương pháp Neoweb giúp tiết kiệm hơn 20% chi phí so với giải pháp tấm BTCT lắp ghép.

IV. Kết luận

Trong lĩnh vực thi công mái dốc, kênh, mương, hồ chứa nước, giải pháp Neoweb/ Geocell trở thành lựa chọn mang tính kinh tế cao trong các trường hợp cụ thể. Tương ứng với các công trình đó sẽ là các yêu cầu về chủng loại, kích thước Neoweb/ Geocell khác nhau.

Mọi chi tiết xin liên hệ trực tiếp với nhà máy sản xuất của chúng tôi:

 

CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ ĐỊA KỸ THUẬT VÀ HẠ TẦNG NANOTECH

Địa chỉ nhà máy sản xuất: Đường tỉnh lộ 70, thôn An Trai, xã Vân Canh, huyện Hòa Đức, TP. Hà Nội

Tel: 033. 4249999   Fax: 033.4249999

Email: info.nanotechvn@gmail.com   Web: www.nanotechgroup.vn

Mobile: 097.6226988