Biện pháp thi công màng HDPE/PVC

I. Công tác chuẩn bị

1, Chuẩn bị mặt bằng

Mặt bằng để trải màng chống thấm đảm bảo độ nhẵn, phẳng, không đọng vũng nước, nền đất không được quá yếu và  phải đáp ứng theo đúng yêu cầu của dự án

Yêu cầu mặt bằng hồ trước khi lót HDPE:  Nền đất không được còn các vật sắc nhọn (đá dăm, sắt vụn, cành cây…) hoặc những vật khác có hình dạng và kích cỡ có thể ảnh hưởng đến màng chống thấm. Phải thiết kế hệ thống tiêu thoát nước (nước mưa hoặc nước ngầm) sẵn sàng vận hành phục vụ công tác thi công màng chống thấm.

2, Rãnh neo

Bề mặt trước khi rải màng phải đạt các yêu cầu kỹ thuật sau: Phẳng, nhẵn, chắc và không đọng nước.

Phải dọn sạch cành, rễ cây, đá, gạch vụn và các hạt, mẩu, miếng vật liệu khác có nguy cơ gây hại cho màng chống thấm.

Tại các vị trí thay đổi độ cao phải bo tròn tối thiểu đến bán kính 0.154m

Mép của rãnh neo tiếp xúc với màng chống thấm phải được bo tròn để tránh làm rách màng khi bị kéo căng

Việc đổ đất phải được tiến hành ngay sau khi trải màng địa kỹ thuật để tránh việc bắc cầu qua rãnh neo. Trong quá trình đổ đất phải tránh làm hư hỏng vật liệu màng địa kỹ thuật.

II, Biện pháp thi công

1, Trải màng HDPE/PVC

Công tác trải màng chống thấm phải tuân thủ theo nguyên tắc sau:

  • Chọn một khoảng đất phẳng, nhẵn, đủ rộng (có thể mở được 40m đến 50m theo chiều dài cuộn màng chống thấm) gần vị trí lắp đặt để tập kết các cuộn màng chống thấm và làm nơi chế tạo các tấm panel lắp đặt.
  • Thiết bị trải không được ảnh hưởng đến nền.
  • Khoảng cách chồng nối hai tấm từ 8cm ­đến 10cm.
  • Trên mặt phẳng đáy không qui định hướng rải và độ dài các tấm màng mà chỉ cần tính toán cách trải sao cho tổng chiều dài các đường hàn nối là nhỏ nhất.
  • Trên mái hoặc mặt phẳng nghiêng trải chiều rộng cuộn từ đỉnh mái xuống chân mái (là các đường hàn chạy theo chiều dọc mái). Nếu phải cắt các tấm màng thì khoảng cách từ đường cắt đến chân khay ít nhất 1,5m.

  • Sử dụng những thiết bị thi công đất có áp lực thấp, tất cả các thiết bị làm đất phải đi bằng lốp cao su được cho phép chạy trên bề mặt của vật liệu kỹ thuật, tránh phá huỷ và đi lại nhiều.
  • Khi thực hiện lắp đặt nhiều màng chống thấm liên tục, cần phải chú ý tới khả năng thoát nước của của công trường thi công, hướng gió, mặt bằng thi công, lối vào công trường và kế hoạch lắp đặt màng chống thấm.
  • Không nên thực hiện trải màng chống thấm trong điều kiện thời tiết xấu. Các tấm màng chống thấm phải được hàn ngay sau khi trải và mọi tấm màng chống thấm đã được trải đều phải được đánh dấu cẩn thận.
  • Công nhân trải vải không được hút thuốc, mang giầy hoặc những vật khác gây ảnh hưởng đến việc trải màng địa kỹ thuật.
  • Trải vải ở góc taluy theo bản vẽ sau:

2, Công nghệ hàn chống thấm màng HDPE/PVC

Hàn các tấm màng chống thấm HDPE bao gồm việc gắn kết các tấm màng chống thấm liền kề bằng phương pháp hàn nhiệt và thiết bị máy hàn nhiệt.

a, Chuẩn bị hàn

Thông thường, các mối hàn phải được thực hiện song song với mái dốc lớn nhất, tức là theo hướng dọc chứ không theo hướng ngang của mái dốc.

Tại các góc hay những vị trí không thuận lợi cho việc hàn thì nên tối thiểu các mối hàn. Tại chân của mái taluy, các mối hàn ngang không nên kéo dài quá1,5m. Những mái dốc nhỏ hơn 10% thì không áp dụng quy tắc này. Những mối hàn hình chữ thập có thể được thực hiện tại cuối tấm màng chống thấm và được cắt theo góc 45 độ

b, Thiết bị hàn và công cụ phụ trợ

Phương pháp hàn đã được chấp nhận là phương pháp hàn nóng và phương pháp hàn đùn. Mỗi thiết bị hàn đều phải có bộ phận kiểm tra nhiệt độ hàn nhằm đảm bảo đúng nhiệt độ hàn theo yêu cầu

                1) Máy hàn kép                                  2) Máy hàn đùn

  • Phương pháp hàn kép

Phương pháp này thường được sử dụng khi hàn các tấm màng chống thấm liền kề. Thiết bị sử dụng phải là thiết bị hàn nóng và thường được trang bị bộ phận nêm tách cho phép kiểm định  mối hàn bằng áp suất không khí.

Thiết bị hàn phải có khả năng tự chuyển động, được trang bị bộ phận nêm nhiệt và bộ phận kiểm soát tốc độ hàn nhằm đảm bảo khả năng điều khiển máy cho thợ hàn.

  • Phương pháp hàn đùn

Phương pháp này chủ yếu sử dụng trong sửa chữa, hàn vá và hàn các chi tiết đặc biệt. Phương pháp này cũng tiện lợi trong việc hàn một tấm màng chống thấm mới với tấm màng chống thấm đã lắp đặt trước đó mà không cần bộ phận nêm trần như trong phương pháp hàn nhiệt

Thiết bị hàn đùn cần được trang bị bộ phận hiển thị nhiệt độ để kiểm soát nhiệt

3, Kiểm tra mối hàn và sửa chữa

Đơn vị giám sát công trường hoặc nhân viên giám sát chất lượng và giám sát viên thiết kế độc lập thực hiện giám sát mối hàn màng HDPE – bạt HDPE ngay sau khi chúng được trải xuống nhằm phát hiện những hư hại và những chỗ cần sửa chữa và đánh dấu lại để sửa chữa kịp thời.

Tất cả các mối hàn và các vùng không hàn trên màng chống thấm HDPE đều được kiểm tra nhằm phát hiện các lỗi hàn. Có thể sử dụng máy đóng dấu đóng dấu hoắc bút sáp màu đánh dấu lên màng chống thấm dể phát hiện và sửa chữa các lỗi hàn.

Tất cả những điểm trên màng chống thấm đã được đóng dấu để sửa chữa đều được sửa bằng cách sử dụng một hoặc kết hợp các cách sau:

  • Hàn vá: sử dụng để hàn các lỗ thủng, vết xé
  • Hàn đè và hàn lại: sử dụng để chữa các phần nhỏ của mối hàn đùn
  • Hàn điểm: sử dụng để hàn các vết rạn nhỏ, khoanh vùng các vết rạn
  • Hàn nhồi: dùng để hàn đùn vào các mối hàn nóng thay cho hàn nắp
  • Hàn nắp: dùng để sửa các mối hàn hỏng
  • Hàn đỉnh: dùng để nhỏ trực tiếp vật liệu hàn nóng chảy lên trên mối hàn sẵn.

Các điều kiện sau đây sẽ áp dụng cho tất cả các phương pháp trên:

  • Mặt màng chống thấm sẽ được sửa chữa đánh sạch các bụi bẩn
  • Các mặt màng chống thấm sẽ được hàn đùn phải được làm sạch và để khô trước khi sửa
  • Các miếng hàn vá và hàn đỉnh phải hàn trùm ra ngoài lỗi hàn ít nhất là 10 > 12cm. Các mối hàn vá phải hàn theo hình tròn tại vị trí đã đánh dấu

Kiểm tra việc sửa các lỗi hàn

  • Các lỗi hàn đã sửa phải thực hiện kiểm định không phá huỷ.
  • Sau khi sửa xong, mối hàn được sửa phải đạt các tiêu chuẩn kiểm định không phá huỷ. Nếu kết quả kiểm định không đạt điều này có nghĩa là phần đã sửa cần được sửa lại và tái kiểm tra cho đến khi kết quả kiểm tra đạt yêu cầu

4, Nghiệm thu tổng thể

Sau khi công việc hoàn thành, giám sát công trường và ( hoặc ) nhân viên kiểm soát chất lượng sẽ thực hiện các bước kiểm tra cuối cùng nhằm xác định mối hàn đã được sửa, mọi kết quả kiểm tra đều đạt yêu cầu.

Nghiệm thu lắp đặt lớp màng chống thấm: Sau khi xác minh ngoài hiện trường đơn vị giám sát công trường nghiệm thu phải lập các biên bản, chứng chỉ xác nhận lớp màng chống thấm đã được lắp đặt theo đúng qui định yêu cầu đặc tính kỹ thuật và bản vẽ thiết kế.

Kiểm nghiệm chất lượng đường hàn: Chất lượng đường hàn được đánh giá bởi độ kín (kín khí hoặc kín nước) và độ bền. Độ kín được kiểm nghiệm bằng phương pháp không phá huỷ thực hiện trực tiếp tại hiện trường và độ bền được kiểm nghiệm bằng phương pháp phá huỷ tại các phòng thí nghiệm hợp chuẩn

Các bên sẽ ký xác nhận vào biên bản xác nhận và cho phép tiến hành công việc tiếp theo.

 

Trên đây là các biện pháp thi công màng HDPE/PVC đúng quy trình và tiêu chuẩn thi công vải đang được áp dụng phổ biến và hiệu quả. Mong rằng, những chia sẻ trên đây của NANOTECH sẽ giúp bạn dễ dàng nắm được các biện pháp, quy trình và tiêu chuẩn khi thi công màng HDPE/PVC.

Mọi chi tiết xin liên hệ trực tiếp với nhà máy sản xuất của chúng tôi:

 

CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ ĐỊA KỸ THUẬT VÀ HẠ TẦNG NANOTECH

Địa chỉ nhà máy sản xuất: Đường tỉnh lộ 70, thôn An Trai, xã Vân Canh, huyện Hòa Đức, TP. Hà Nội

Tel: 033. 4249999   Fax: 033.4249999

Email: info.nanotechvn@gmail.com   Web: www.nanotechgroup.vn

Mobile: 097.6226988

Bài viết trước đó Giải pháp Công nghệ thông tin
Bài viết sau đó Biện pháp thi công là gì?
https://nanotechgroup.vn/wp-content/uploads/2021/05/0001-e1621840310342.jpg